Bóc mẽ nguyên nhân hói đầu và cách chữa trị dứt điểm

Hói đầu là nỗi muộn phiền khó nói của nhiều người hiện nay, đặc biệt ở độ tuổi trung niên. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quát nhưng nó gây tác động tiêu cực đối với tâm lý của những người mắc phải. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm mặt các nguyên nhân gây hói đầu và cách chữa trị hiệu quả giúp bạn nhanh chóng xóa bỏ tình trạng “vườn không nhà trống” trên mái đầu.

I. Hói đầu là gì?

Hói đầu là tình trạng tóc rụng nhiều và không mọc lại khiến nhiều mảng da đầu bị trống, trơn lì và không thấy lỗ chân lông. Bệnh hói đầu có thể xảy ra ở nam lẫn nữ, tuy nhiên nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn. 

Trước đây, hói đầu thường gặp ở độ tuổi sau 40. Nhưng hiện nay, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa. Nhiều trường hợp bị hói đầu sớm ở tuổi 30, thậm chí 20 - 25 tuổi đã bắt đầu có những dấu hiệu của hói đầu. 

Người bị hói đầu thường có số lượng tóc rụng mỗi ngày >100 sợi/ngày. Tình trạng này sẽ không tự ngưng lại, thậm chí còn diễn ra mất kiểm soát. Tuy nó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng lại tác động trực tiếp tới ngoại hình. Điều này khiến người bệnh có cảm giác tự ti, ái ngại trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Chính vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây hói đầu và cách chữa trị để cải thiện thẩm mỹ, phục hồi mái tóc dày đẹp.

II. Các triệu chứng hói đầu ở cả nam và nữ giới

Cả nam giới và nữ giới khi bị hói đầu đều có một số triệu chứng cảnh báo chung như: 

  • Tóc rụng nhiều >100 sợi/ngày, rụng mất kiểm soát, liên tục trong thời gian dài 
  • Số lượng tóc rụng đi nhiều hơn so với số lượng tóc con mọc lên.
  • Da đầu bị lộ những mảng trắng lớn. 

Tuy nhiên, mức độ hói đầu ở nam giới thường nặng hơn và dễ dàng nhận biết hơn ở nữ giới. 

1. Một số kiểu hói đầu điển hình ở nam giới 

  • Kiểu chữ M: Tóc rụng ở 2 bên trán (trán hói), từ thái dương đi sâu vào trong tạo thành hình chữ M.
  • Kiểu chữ U (hình móng ngựa): Tóc rụng nguyên phần trán và tiến vào đỉnh đầu tạo thành hình chữ U.
  • Kiểu chữ O: Tóc rụng giữa đỉnh đầu (vùng xoắn ốc, vương miện) tạo thành hình tròn với kích thước khác nhau.
  • Hói đầu từng mảng: Do bệnh tự miễn gây nên, khiến tóc bị rụng thành từng đốm tròn bằng đồng xu hoặc thành từng mảng nhỏ trên da đầu. Ở thời gian đầu, sau khi rụng tóc từng mảng vẫn có thể mọc lại tóc con với số lượng ít, sợi tóc mảnh, yếu và dễ rụng. Sau đó có thể lan rộng diện tích ra xung quanh, bề mặt da đầu nhẵn bóng, hơi nhăn nheo. 

2. Triệu chứng hói đầu ở nữ giới

Nữ giới bị hói đầu thường không bị lộ rõ toàn bộ vùng da đầu như nam giới. 

  • Hói đường ngôi giữa: Tóc bị rụng dần và ít mọc lại tại đường rẽ ngôi. Nó khiến cho diện tích đường rẽ ngôi ngày càng rộng hơn. Phần da đầu gần đường rẽ ngôi có hiện tượng tóc thưa và mỏng dần. 
  • Hói đầu 2 bên thái dương: Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh. Hói đầu 2 bên thái dương biểu hiện rõ nhất khi tóc mỏng dần ở 2 bên thái dương, lượng tóc con mọc lại ít và rất dễ bị gãy rụng. Tuy nhiên không hình thành đường chân tóc chữ M như nam giới.
Xem thêm: Giải đáp: Hói đầu điều trị ở đâu an toàn và hiệu quả giúp phục hồi mái tóc tối ưu nhất

III. Nguyên nhân hói đầu và cách chữa trị hiệu quả

1. Nguyên nhân gây hói đầu

- Hói đầu do di truyền: Những gia đình có bố hoặc ông nội từng mắc bệnh hói đầu thì người con trai khi sinh ra sẽ có tỉ lệ bị hói đầu cao hơn người bình thường.

- Do stress, căng thẳng kéo dài: Chịu áp lực, stress trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Điều này có thể tác động làm rối loạn quá trình luân chuyển máu đến da đầu, làm chậm quá trình phát triển của nang tóc. 

- Do dư thừa hormone DHT: Hormone DHT (Dihydrotestosterone) là hormone được sinh ra bởi sự chuyển hóa từ testosterone trong cơ thể. Khi quá trình chuyển hóa DHT xảy ra quá nhiều sẽ gây dư thừa DHT. Nồng độ hormone DHT trong máu cao sẽ khiến cho nang tóc co lại, làm mỏng lớp bảo vệ da đầu. Đây là lý do khiến cho tóc không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng dẫn đến tình trạng rụng, gãy và khó mọc lại.

- Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh ung thư, thần kinh,… hoặc xạ trị có thể gây ra rụng tóc. Đây là tác dụng phụ khó tránh khỏi.

- Thiếu chất: Nếu ăn uống thiếu chất thì tóc sẽ dần yếu đi, kèm theo các biểu hiện như khô, xơ, chẻ ngọn, gãy, rụng

- Thói quen xấu: Một trong số thói quen như nhổ tóc, để tóc còn ẩm và đi ngủ, gội đầu không đúng cách,… đều có thể là thủ phạm khiến tóc bị rụng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì khả năng cao bạn sẽ phải đối mặt với hói đầu ngay khi còn trẻ.

- Nguyên nhân khác: Hói đầu còn là hệ quả của bệnh nấm da đầu, tiểu đường, buồng trứng đa nang, bệnh lý tuyến giáp,... môi trường nhiều bụi bẩn, tiếp xúc thường xuyên với các vật dụng không sạch sẽ (mũ bảo hiểm, khăn, gối,…), hút thuốc lá, lạm dụng hóa chất tạo kiểu,....

2. Cách chữa trị hói đầu an toàn, hiệu quả cao

2.1. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Một số phương pháp dân gian giúp làm hạn chế tình trạng rụng tóc mà bạn có thể thực hiện: massage da đầu bằng các loại tinh dầu (dầu dừa, dầu oliu,...), gội đầu bằng bồ kết, hương nhu, vỏ bưởi, làm mặt nạ dưỡng tóc,... 

  • Đối tượng phù hợp: Người tóc thưa, mỏng, người có tóc yếu, dễ gãy rụng,…
  • Ưu điểm: Chi phí thấp, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.
  • Nhược điểm: Hiệu quả điều trị không cao, phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

2.2. Sử dụng thuốc mọc tóc

Hiện nay có 2 loại thuốc được chứng minh có hiệu quả trong điều trị hói đầu nam giới đã được FDA Hoa Kỳ cấp phép sử dụng, đó là:

  • Minoxidil: Dạng bôi giúp làm chậm quá trình rụng tóc và kích thích các nang tóc mới.
  • Finasteride: Dạng uống có tác dụng ức chế DHT giúp làm chậm quá trình rụng tóc ở nam giới.
  • Đối tượng phù hợp: Tùy theo từng loại tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
  • Ưu điểm: Tiện lợi, dễ sử dụng, đa dạng chủng loại, giá thành. 
  • Nhược điểm: Hiệu quả tùy vào cơ địa từng người. Có nhiều tác dụng phụ như: da đầu khô, đóng vảy, ngứa, phát ban, và các rối loạn về sinh lý,... Tóc vẫn bị rụng nếu ngưng dùng thuốc.

Vì vậy việc sử dụng thuốc cần được thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ. Không nên lạm dụng, tự ý thay đổi liều, thêm thuốc hay bỏ thuốc. Vì điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị mọc tóc mà còn làm tăng các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

3. Cấy tóc tự thân

Thực tế, hói đầu thường khó điều trị bởi các nang tóc bị teo nhỏ và mất hoàn toàn khả năng tái tạo. Tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học đã có những bước tiến mới trong việc điều trị hói đầu. Đó chính là phương pháp cấy tóc thân. Đây là thủ thuật sử dụng những nang tóc khỏe mạnh từ những vùng tóc hiến của chính khách hàng để cấy vào vùng thiếu tóc thưa mỏng.

Do sử dụng tóc tự thân nên có tỷ lệ thành công cao, giúp hạn chế các tình trạng viêm, nhiễm trùng, đào thải. Thủ thuật cấy tóc tự thân bao gồm 2 phương pháp chính: 

  • Phương pháp cấy tóc tự thân FUE: Sử dụng bút cấy 0.8 - 1mm cấy các nang tóc có từ 2-3 sợi tóc vào vùng hói. Phương pháp thực hiện 4-5 giờ, thời gian lành nhanh, không để lại sẹo.
  • Phương pháp cấy tóc tự thân HAT: Sử dụng đầu bút cấy 0.6-0.8mm, cấy nang đơn 1 sợi tóc. Tương tự như cấy tóc tự thân FUE, phương pháp HAT cũng có ưu điểm thời gian lành nhanh, không để lại sẹo, thêm vào đó tóc cấy dày và trông tự nhiên hơn. 
  • Đối tượng phù hợp: Hói đầu do di truyền, hói đầu do bệnh lý, do nội tiết tố, miễn dịch,…và nhiều đối tượng khác.
  • Ưu điểm: Tỷ lệ thành công cao, tóc mọc khỏe sau khi cấy, phát triển tương tự như tóc thật. Chỉ sau 3 - 6 tháng thấy rõ hiệu quả, không lo biến chứng, tác dụng phụ.
  • Nhược điểm: Chi phí cao. 
Xem thêm hình ảnh cấy tóc tự thân điều trị rụng tóc hói đầu tại: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-toc-tu-than/

Hi vọng, với những thông tin chúng tôi chia sẻ về nguyên nhân hói đầu và cách chữa trị hiệu quả đã giúp bạn tìm ra phương pháp tối ưu nhất để phục hồi mái tóc của mình. Nếu bạn gặp phải những biểu hiện của hói đầu, đừng ngần ngại, hãy đến ngay Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế hoặc gọi hotline: 024.3219.1111 để được đội ngũ bác sĩ tư vấn chi tiết.

Xem thêm: [Bật mí] chi phí cấy tóc giá bao nhiêu tiền và bảng giá mới nhất năm nay